Vì sao dịch viêm phổi do Virus Corona lan nhanh tại Nhật, Hàn, và Ý?

Dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ do virus corona chủng mới (COVID-19) vẫn tiếp tục lây lan trên toàn cầu, hiện nay ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Ý là những nước bên ngoài Trung Quốc mà tình hình lây lan nghiêm trọng nhất. Tính đến sáng ngày 28/2, số bệnh nhân được xác nhận tại Hàn Quốc đã tăng lên 2.022, ở Nhật Bản là 919 (705+214) và ở Ý là 655. Số bệnh nhân được xác nhận ở những nước này vẫn đang tăng nhanh.

1. Đánh giá không đúng tình hình dịch bệnh

Ngày 30/1, WHO kêu gọi các nước trên thế giới “không hạn chế du lịch và giao thương với Trung Quốc”. Tuy nhiên, nhiều quốc gia sau khi đánh giá nguy cơ dịch bệnh đã áp đặt các hạn chế du lịch đối với Trung Quốc. Chính phủ Mỹ tuyên bố công dân nước ngoài nào trong 14 ngày trước đó đã từng đi đến Trung Quốc sẽ không được vào Mỹ, còn công dân Mỹ đã đến Trung Quốc khi về Mỹ sẽ bị buộc phải cách ly, sẽ triển khai kiểm dịch tại một số cảng nhập cảnh, hủy tất cả các chuyến bay trên các tuyến hàng không của Trung Quốc và bố trí hồi hương cho công dân Mỹ.

WHO vì lo lắng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới mà đã đánh giá chủ quan tình hình dịch bệnh.

Nhưng Hàn Quốc là nơi mà cả ngàn người bị nhiễm COVID-19 lại làm theo khuyến nghị của WHO, đã không áp dụng các lệnh cấm nghiêm ngặt nhập cảnh đối với công dân Hồng Kông và Macao (Trung Quốc), chỉ giới hạn du khách Trung Quốc ở mức độ nhỏ. Sau khi dịch bệnh bùng phát, người dân Hàn Quốc đã bất bình tổ chức ký tên chung kêu gọi Chính phủ thực thi triệt để hạn chế nhập cảnh.

Nhật Bản cũng vì tin vào phát ngôn của WHO mà xem nhẹ tình trạng nguy hiểm của dịch bệnh, từng có lúc quyết định rút ngắn số ngày cách ly dựa theo đánh giá của WHO, nhưng sau khi bị người dân phản đối lại phải đổi lại thời gian cách ly giống như ban đầu là 14 ngày. Đồng thời đã không thực hiện biện pháp hạn chế hoàn toàn, chỉ áp dụng cấm nhập cảnh người nước ngoài trong vòng hai tuần trước đó đã từng đến Hồ Bắc và Chiết Giang, cũng như du khách Trung Quốc có hộ chiếu được cấp ở Hồ Bắc và Chiết Giang. Thậm chí chính quyền Nhật Bản còn cho biết WHO “lo ngại” trước thực trạng các nước hạn chế du khách Trung Quốc.

Còn Ý chỉ áp dụng “cấm giao thông hàng không chứ không cấm người dân”, dù đình chỉ tất cả các chuyến bay trực tiếp đến Trung Quốc, nhưng không thực thi đồng bộ các biện pháp như “kiểm dịch tại sân bay” và “cách ly người vùng dịch nhập cảnh”, hành khách đến từ vùng dịch vẫn có thể quá cảnh vào Ý.

2. “Người siêu truyền nhiễm” khiến lây nhiễm tăng nhanh?

Nguyên nhân số người nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc và Ý tăng nhanh chỉ sau vài ngày, ngoài lý do “xui xẻo” trong phòng chống dịch bệnh, còn có thể liên quan đến sự xuất hiện của “trường hợp siêu truyền nhiễm”.

Bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm bệnh ở Ý là một vận động viên thể thao 38 tuổi, đến nay vẫn chưa thể tìm ra nguồn lây nhiễm của vận động viên này từ đâu. Bệnh nhân này được xem là “người siêu truyền nhiễm”. Anh ta làm việc trong một công ty lớn, thường xuyên tổ chức tụ tập vui chơi, trước khi phát bệnh đã tham gia hai hoạt động thể thao, trong đó có hoạt động với khoảng 1.200 người đăng ký tham gia.

Một thành viên nữ 61 tuổi của giáo hội Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc sau khi có các triệu chứng nhiễm COVID-19 vẫn tiếp tục tụ tập với các tín đồ khác, trong đó có lần tụ tập trong không gian kín với cả ngàn người. Thời báo New York (New York Times) đưa tin, trong tụ họp của giáo phái Tân Thiên Địa bí ẩn, các tín đồ phải ngồi sát nhau cầu nguyện, họ không được phép đeo kính và khẩu trang, và thậm chí bị bệnh cũng phải đến giáo đường tham dự.

3. Khả năng phòng chống đại dịch ở Việt Nam

Đến nay, Nhà nước vẫn đang đưa ra thêm các quy định mới chặt chẽ để kiểm soát và hạn chế việc hình thành thêm các ca nhiễm mới.

Theo đó, tất cả hành khách nhập cảnh vào sân bay đều phải khai báo và được kiểm dịch. Nếu có dấu hiệu bất thường phải được cách ly 14 ngày, đặc biệt là các hành khách đi từ vùng dịch trở về. Không những thế, công tác cách ly và tăng cường lực lượng y tế cũng đang được triển khai mạnh mẽ để khống chế tối đa tình hình dịch.

Đọc tiếp: CHÚNG TA ỨNG PHÓ NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC COVID-19?

4. Cách bảo vệ bản thân trước dịch Covid-19

Hiện nay chưa có vắc-xin để điều trị virus Corona, chính vì vậy bạn hãy áp dụng ngay các cách sau đây để giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm bệnh cho gia đình cũng như cho người thân:

  • Đeo khẩu trang ở nơi công cộng: nên sử dụng loại khẩu trang 3 lớp (lớp cacbon – lớp hút ẩm – lớp chống thấm) và che kín phần mũi, miệng. Không tái sử dụng khẩu trang.
  • Thận trọng trong môi trường với máy lạnh: nên có máy lọc không khí trong văn phòng, nhà ở và vệ sinh nhà cửa thường xuyên, cho ánh nắng vào nhà để tiêu diệt các vi khuẩn cũng như virus Corona.
  • Rửa tay thường xuyên với nước rửa tay hoặc gel rửa tay của Doctor OZ để tiêu diệt 90% virus bám trên tay bạn.

>Xem ngay: Gel rửa tay khô Doctor OZ diệt sạch vi khuẩn

  • Hạn chế đến nơi đông người trong thời gian này để giảm nguy cơ nhiễm bệnh tối đa.
  • Theo dõi thông tin và các khuyến cáo từ Bộ Y tế để kịp thời cập nhật những tin tức quan trọng, cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh.
Dung dịch sát khuẩn Doctor OZ có nguồn nguyên liệu rõ ràng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Xem thêm:

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.